Blog

12 Cách Định Dạng Văn Bản Cho Bài Viết Giúp Nâng Cao Trải Nghiệm Đọc

Theo thống kê, khách truy cập trang web thường không đọc toàn bộ bài viết mà chỉ đọc khoảng 20% nội dung. Vậy làm thế nào để trình bày bài viết để giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng?

Người đọc trên trang web không giống như khi đọc sách hay báo giấy. Họ thường chỉ lướt qua và tìm câu trả lời nhanh nhất có thể. Điều này không phải là phỏng đoán, mà là kết quả từ các nghiên cứu theo dõi đường nhìn của người đọc. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phần lớn người đọc trực tuyến theo mô hình “F”.

“Mô hình F” là mô hình nghiên cứu bởi Neilson. Ở đây, hình ảnh dưới đây là một bản đồ nhiệt mô hình F. Màu đỏ thể hiện người đọc dành nhiều thời gian để đọc và tìm thông tin, trong khi màu xanh thể hiện thời gian ngắn hơn.

Bản đồ nhiệt theo dõi đôi mắt thành mô hình F

Như vậy, người đọc quan tâm nhất đến thông tin mà bạn cung cấp. Vì vậy, việc làm nổi bật các cụm từ và mẩu nội dung quan trọng là rất quan trọng với người dùng.

Một bài viết có định dạng tốt sẽ có nhiều lợi ích. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy trang web của bạn sẽ tốt hơn với các thống kê sau:

  • Trang web của bạn tốt hơn 53% nếu văn bản của bạn ngắn gọn và rõ ràng (đưa nhiều thông tin mà sử dụng ít từ nhất).
  • Trang web của bạn tốt hơn 47% nếu văn bản của bạn dễ đọc.
  • Trang web của bạn tốt hơn 28% nếu văn bản của bạn mang tính thông tin hơn là tập trung vào quảng cáo.

Bài viết này sẽ tập trung vào cách trình bày nội dung để giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh và dễ dàng nhất. Dưới đây là 12 cách để trình bày nội dung sao cho sạch sẽ và rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin:

1. Sử dụng tiêu đề phụ (Subheading) – H2 hoặc H3

Chia nhỏ nội dung thành các phần và sử dụng tiêu đề phụ đặt trước mỗi phần. Điều này giúp tạo cấu trúc cho bài viết và giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung chính của bài viết.

Các tiêu đề phụ đặt trong thẻ H2 của các phân nhóm

2. Tạo danh sách (Bullets)

Sử dụng bullets hoặc danh sách có 5-10 mục. Chúng tạo sự gián đoạn trực quan và thu hút sự chú ý của người đọc.

3. Sử dụng các đoạn văn ngắn

Người đọc thiếu kiên nhẫn khi đọc các đoạn văn dài. Do đó, để tránh sự mất hứng thú và giảm thiểu mất năng lượng, hãy chia nhỏ các đoạn văn thành 3-4 dòng.

4. Tạo khoảng trắng giữa các đoạn văn

Khoảng trắng giữa các đoạn tạo sự dễ đọc và giúp người đọc không mất năng lượng.

Sử dụng khoảng trắng phân tách các đoạn

5. Sử dụng chú thích hình ảnh

Chú thích hình ảnh là một phần quan trọng và thường được đọc trong nội dung của bài viết. Hãy đặt hình ảnh vào bài viết phù hợp với ngữ cảnh và thêm chú thích cho chúng.

Sử dụng chú thêm và thêm khoảng trắng phía trên và dưới ảnh

6. Sử dụng liên kết liên quan bổ sung thông tin hữu ích

Liên kết nội bộ tới các nội dung liên quan giúp giữ người đọc trên trang web của bạn và cung cấp thêm thông tin bổ sung cho bài viết hiện tại.

7. Làm nổi bật những đoạn nội dung quan trọng

Tạo sự nhấn mạnh vào nội dung bằng cách tóm tắt và làm nổi bật các khái niệm quan trọng. Điều này giúp người đọc có thể quét qua và chọn ra những thông tin quan trọng nhất trong nháy mắt.

8. Khai thác sức mạnh của các con số

Danh sách được đánh số là một cách cực kỳ hiệu quả để thu hút sự chú ý và giữ cho người đọc theo dõi.

9. Định dạng văn bản

Chọn font chữ dễ đọc và kích cỡ font size lớn từ 15-16px. Sử dụng các tiêu đề phụ, đánh số, và các định dạng khác để làm nổi bật các yếu tố chính của bài viết.

10. Sử dụng hình ảnh và đa phương tiện

Sử dụng hình ảnh, infographic, slide, video để thể hiện và truyền tải nội dung theo nhiều cách khác nhau.

11. Đặt thông tin quan trọng ở đầu câu và đoạn văn

Sử dụng đoạn văn bản đúng thời điểm và đúng chỗ.

12. Sử dụng Call To Action (CTA)

Cuối mỗi bài viết, hãy sử dụng CTA – lời kêu gọi hành động của độc giả để thực hiện một hành động cụ thể. CTA có thể dẫn họ sang bài viết liên quan, sang trang đăng ký tài khoản, hoặc thực hiện một hành động tùy theo ý định của bạn.

Chúng ta cũng cần kiểm tra và chỉnh sửa trước khi xuất bản bài viết, bao gồm:

  • Đọc lại bài viết và chỉnh sửa những đoạn tối nghĩa, khó hiểu.
  • Đảm bảo bài viết không có lỗi chính tả.
  • Kiểm tra các yếu tố SEO, bao gồm sử dụng cụm từ quan trọng, chèn Anchor Text và liên kết liên quan, làm nổi bật những mẩu nội dung quan trọng.

Chúc bạn thành công!

Đũng Hoàng, GPSC Team

Tìm hiểu thêm về cách viết bài chuẩn SEO

Related posts

22 Cách viết Tiêu đề bài viết hấp dẫn thu hút khiến người đọc ‘không thể cưỡng lại’

danglenam

Google CALM: Công nghệ cải thiện tốc độ và tác động tới kết quả tìm kiếm

danglenam

AIDA: Tạo Phong Cách Quảng Cáo Độc Đáo và Hiệu Quả

danglenam