Blog

10 Loại tấn công SEO tiêu cực vào Website và cách khắc phục

Trong thế giới kinh doanh trực tuyến, cạnh tranh không ngừng đang diễn ra và có thể dẫn đến các hành vi phi đạo đức như SEO tiêu cực. Bài viết này sẽ cung cấp tới bạn các hình thức tấn công SEO tiêu cực mà đối thủ có thể sử dụng để làm giảm xếp hạng trang web của bạn.

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp và chiến lược để đối phó với SEO tiêu cực. Bằng cách hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của các hình thức tấn công này, bạn có thể đưa ra những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ cho trang web của bạn. Đừng để đối thủ đánh bại bạn – hãy học cách đối phó với SEO tiêu cực và bảo vệ xếp hạng trang web của mình.

Tấn công SEO tiêu cực là gì?

Đầu tiên, chúng ta hãy xác định SEO tiêu cực là gì và ý nghĩa của nó.

SEO tiêu cực là bất kỳ hành vi độc hại nào nhằm phá hoại thứ hạng tìm kiếm website của đối thủ cạnh tranh. Điều này thường được coi là “SEO mũ đen” vì bản chất ác độc của nó.

Một ví dụ về ưu đãi dịch vụ SEO tiêu cực được quảng bá trên Reddit.

GSA SER (GSA Search Engine Ranker) là một công cụ để xây dựng liên kết spam tự động.

Một ví dụ khác về cung cấp dịch vụ SEO tiêu cực.

Tác hại của SEO tiêu cực

5 triệu backlink spam giá chỉ 10 Pound

Tác động tiêu cực do Negative SEO gây ra

Với các hình thức tấn công SEO tiêu cực rất nhiều chủ website đau đầu để đối phó, họ thiệt hại nhiều thứ từ TỤT THỨ HẠNG trên Google tới việc mất uy tín trong mắt khách hàng và sâu xa hơn là dòng thu nhập của họ đang bị chặn lại.

Negative SEO có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với xếp hạng và hiệu suất của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Dưới đây là một số tác động tiêu biểu mà Negative SEO có thể gây ra:

  • Giảm xếp hạng: Các liên kết không tự nhiên hoặc spam được tạo ra bởi người thực hiện Negative SEO có thể làm cho trang web của bạn bị mất xếp hạng. Google cho rằng trang web của bạn đang tham gia vào các hoạt động vi phạm nguyên tắc, từ đó họ hạ xếp hạng thấp hơn hoặc thậm chí bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.
  • Hình phạt từ Google: Nếu Google phát hiện ra rằng trang web của bạn đang tham gia vào các hành vi vi phạm nguyên tắc trang web có thể bị áp dụng các hình phạt như sụp đổ xếp hạng hoặc bị loại khỏi chỉ mục (index) tìm kiếm.
  • Mất lưu lượng truy cập: Nguồn tìm kiếm sẽ giảm đi đáng kể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và doanh thu của trang web.
  • Thiệt hại danh tiếng: Làm mất lòng tin của người dùng.
  • Tốn thời gian và nguồn lực: để khắc phục vấn đề.

Tác động tiêu cực của SEO tiêu cực

10 loại tấn công SEO tiêu cực vào website và cách khắc phục

Có nhiều hình thức SEO tiêu cực khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các chiến thuật phổ biến nhất liên quan đến SEO tiêu cực.

1.Tấn công (Hack) một trang web

Đây có thể là chiến thuật hiệu quả nhất nhưng cũng là tốn kém nhất. Như ta có thể thấy ở phần dưới, bằng cách xâm nhập vào một trang web, kẻ tấn công có thể làm yếu đi hiệu suất SEO của trang web theo ý muốn. Nếu hình thức xâm nhập này dẫn đến việc mất khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, thì điều này có thể được coi như một cuộc tấn công SEO tiêu cực.

Các hình thức tấn công vào một trang web như:

  • Tấn công DDOS làm gián đoạn dịch vụ
  • Tìm lỗ hổng để tham nhập hệ thống trang web nhằm
    • Thay đổi nội dung hoặc
    • Thêm mã độc
    • Spam Index: Thêm nhiều trang web rác, và submit để Google Index
    • Chèn liên kết độc
    • Chèn mã quảng cáo
    • Chuyển hướng sang một website khác
    • Vv

2. Spam Index: Tấn công vào lỗ hổng bảo mật trên website

Để sinh tự động các trang web (URL mới) với nội dung rác cụ thể như:

  • Tìm những lỗ hổng bảo mật trên website của bạn để tạo ra hàng vạn URL với nội dung không ý nghĩa hoặc nội dung bị cấm vi phạm nguyên tắc, sau đó Submit những URL này để công cụ Google index loạt URL kém chất lượng đó
  • Một hình thức nữa là đối thủ tạo tự động một loạt URL (hàng ngàn theo ý muốn của họ) với các trang, sửa đổi URL Rewrite trên phần cấu hình webserver của bạn, và nội dung được trỏ về trang tài nguyên bên ngoài của đối thủ, sau đó gửi URL này ép Google Index
  • 2 hình thức ép Index trên Seothetop đã gặp và thấy con số đối thủ tạo hàng triệu page index rác nhằm hạ bệ website của khổ chủ.

Spam Index

Phát hiện những website khác cũng chung hoàn cảnh:

Phát hiện spam index

Thử kiểm tra với website vanban.vpubnd.haiduong.gov.vn/ios/, có tới hàng NGHÌN URL bị lạm dụng spam index bằng lệnh site:doamin trên Google search như hình dưới:

Spam index trên URL

3. Tấn công vào những Tham số trên URL của trang

Tương tự như hình thức tấn công lỗ hổng để sinh tự động hàng loại trang web (URL) để spam index, hình thức lạm dụng trên các tham số của URL như ở các trang tìm kiếm, lọc thông tin, nếu kỹ thuật SEO có sơ sót như vẫn để INDEX trang này với tham số thay đổi, thì đây là điều mà hacker rất quan tâm và sẽ lạm dụng khai thác triệt để nó.

Các loại tấn công tham số

Trong hình minh họa trên đây, mỗi tham số keyword thay đổi công cụ tìm kiếm coi nó là một URL khác nhau và nếu trang được phép Index, công cụ tìm kiếm sẽ index các URL với các tham số khác nhau này, hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng này để tạo hàng vạn URL với việc thay đổi tham số và dùng tool để submit lên Google để Index những trang không có giá trị này.

Hãy xem xét và khắc phục những lỗ hổng về tham số URL để không bị hacker lạm dụng và spam website của bạn.

4. Tấn công với phần mềm độc hại

Tấn công phần mềm độc hại lên trang web (còn được gọi là tấn công mã độc) có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến bảo mật và hiệu suất của trang web, mà còn có thể ảnh hưởng đến SEO, trải nghiệm người dùng, hạ uy tín và chắn đứng dòng chảy tài chính của bạn.

Dưới đây là một số hình thức tấn công phần mềm độc hại và mức độ ảnh hưởng liên quan đến SEO:

  • Thay đổi và làm sai khác, xuyên tạc nội dung
  • Chèn các liên kết không tự nhiên đến các trang web khác không liên quan hoặc spam
  • Chèn mã quảng cáo của kẻ tấn công nhằm trục lợi
  • Xóa hoặc phá hủy dữ liệu của website

5. Tấn công khác khiến website lỗi và gián đoạn dịch vụ

Có nhiều hình thức tấn công có thể làm cho trang web lỗi hoặc gây gián đoạn dịch vụ (DoS – Denial of Service) hoặc DDoS (Distributed Denial of Service), khiến cho trang web trở nên không thể truy cập hoặc không hoạt động đúng cách. Dưới đây là một số ví dụ về các hình thức tấn công này:

  • Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service): Trong loại tấn công này, người tấn công sử dụng một mạng các thiết bị đã bị nhiễm virus hoặc botnet để gửi lưu lượng truy cập lớn đến trang web mục tiêu, gây ra quá tải máy chủ và làm cho trang web trở nên không khả dụng.
  • Tấn công SQL Injection: Người tấn công sử dụng lỗ hổng trong ứng dụng web để chèn các lệnh SQL độc hại vào cơ sở dữ liệu của trang web, từ đó có thể truy cập, thay đổi hoặc xóa dữ liệu.
  • Tấn công Cross-Site Scripting (XSS): Trong tấn công này, người tấn công chèn mã độc hại vào các trang web hoặc ứng dụng web, khiến cho người dùng khác truy cập trang web bị ảnh hưởng có thể bị lừa và thực hiện các hành động không mong muốn.

Tấn công DDoS

6. Tạo các Liên kết độc hại với các văn bản neo spam trỏ đến trang web

Trang trại liên kết, phần mềm tự động và PBN (mạng blog công khai) được sử dụng rộng rãi để tạo ra các loại liên kết xấu này. Số lượng liên kết có thể khác nhau – từ vài trăm đến hàng nghìn.

Hacker tìm những trang web cho phép đăng nội dung hoặc comment để tạo content rác không có ý nghĩa và giá trị, chèn hàng loạt backlink có thể hàng trăm hoặc hàng ngàn backlink trỏ tới trang của bạn, nhằm hạ bệ uy tín qua backlink không tự nhiên, nếu con số backlink rác từ hàng ngàn website khác trỏ về bạn, rất có thể bạn sẽ đối mặt với hình phạt từ Google về Liên kết không tự nhiên (Unnatural links).

Liên kết độc hại

7. Xóa các backlink của trang web bằng cách gửi yêu cầu xóa giả mạo tới quản trị viên web

Những kẻ tấn công có khả năng tập trung vào hồ sơ backlink của bạn với mục tiêu ảnh hưởng đến vị trí trên kết quả tìm kiếm (SERP). Họ có thể giả mạo bạn hoặc giả danh là một đại lý đại diện bạn để tiếp xúc với các quản trị viên web, nhằm thuyết phục họ xóa các liên kết trỏ về trang web của bạn.

Một số hành động SEO tiêu cực có thể đi xa hơn, ví dụ như việc gửi yêu cầu xóa DMCA giả mạo, tuy nhiên, những tình huống như vậy thường rất hiếm. Các chiến thuật trên đây thường là những cách phổ biến nhất được sử dụng trong SEO tiêu cực.

Lưu ý: DMCA (Digital Millennium Copyright Act) là một luật bản quyền của Hoa Kỳ cung cấp hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn cho các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến khi có vi phạm bản quyền. Google cung cấp mẫu báo cáo đặc biệt cho việc này.

Trước khi chúng ta đi vào chi tiết hơn, điều quan trọng cần nhấn mạnh là khái niệm về SEO tiêu cực đang gây ra nhiều tranh cãi. Bây giờ hãy xem xét các lý do đằng sau điều này.

Vì sao các cuộc tấn công SEO tiêu cực khó được phát hiện

Phát hiện và chứng minh một cuộc tấn công SEO tiêu cực có thể là nhiệm vụ đầy thách thức, đặc biệt khi hồ sơ backlink của trang web đã bị pha trộn bởi các liên kết độc hại hoặc nội dung kém chất lượng. Thường, người quản trị trang web khi tin rằng họ bị tấn công SEO tiêu cực, thường không xem xét đến các yếu tố khác có thể dẫn đến sự sụt giảm thứ hạng, bao gồm:

  • Bản cập nhật trong thuật toán của Google hoặc cập nhật thuật toán cốt lõi.
  • Bị lọc bởi bộ lọc thuật toán của Google.

Những tình huống này thỉnh thoảng có thể bị nhầm lẫn với tấn công SEO tiêu cực. Marie Haynes, một Chuyên gia Tư vấn SEO tại MarieHaynes.com,

Related posts

Mẫu phác thảo bài viết trên blog/website thân thiện SEO

danglenam

Hướng dẫn 8 bước Lập kế hoạch SEO chi tiết cho website

danglenam

22 Cách viết Tiêu đề bài viết hấp dẫn thu hút khiến người đọc ‘không thể cưỡng lại’

danglenam